Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

QUAN HỆ GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giảng dạy ở bậc đại học
Ở bậc đại học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai mặt của một quá trình nhận thức. Một nhà giáo không nghiên cứu khoa học thì không thể coi là một nhà giáo giỏi. Ngược lại, một nhà nghiên cứu mà không có điều kiện giảng dạy, truyền đạt kết quả đã nghiên cứu được, thì tác dụng thực sự của các kết quả nghiên cứu sẽ chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế. Cũng vì lẽ đó, trên thế giới, trong các trường đại học hàng đầu, công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng ở tầm mức cao. Có thể thấy rằng, các trường đại học hàng đầu của thế giới (trường đại học có thương hiệu – Top 1) đều là những cơ sở nghiên cứu khoa học lừng danh, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của khoa học. Đặc biệt, tuyệt đại đa số các viện nghiên cứu có tên tuổi đều nằm trong các trường đại học, hoạt động một cách hiệu quả, nhận được kinh phí lớn và sự quan tâm xứng đáng để phát triển.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TIẾN HÀNH XEMINA TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
 Phương pháp giảng dạy là phương pháp được hình thành trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục đích, nội dung dạy học đã được xác định.
 Phương pháp giảng dạy, theo nghĩa rộng bao hàm trong đó cả cách thức hoạt động, tác động giữa người dạy (chủ thể - người thầy) trực tiếp, hoặc gián tiếp (qua các phương tiện như sách, nghe, nhìn..) với người học (vừa là đối tượng của sự dạy, vừa là chủ thể học, tự học), cùng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy học. Do vậy, để thực hiện quá trình dạy học một cách hiệu quả, phương pháp giảng dạy có tầm quan trọng to lớn, đóng một vai trò quyết định. Phương pháp giảng dạy là một thành tố quan trọng của quá trình đào tạo, là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của người học và góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

THỦ THUẬT TRA CỨU TRÊN GOOGLE SEARCH


Khi thực hiện google vào một số từ trong hộp tim kiếm, mặc định Google sẽ tìm kiếm các trang web có chứa tất cả các từ khóa trên, bất kể vị trí hay thứ tự của nó trong trang web, do đó sẽ khiến kết quả trả về rất nhiều. Có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm bằng một số kỹ năng cơ bản sau đây (lưu ý dùng bảng mă Unicode khi tìm kiếm tiếng Việt để cho kết quả nhiều nhất).
Tìm kiếm chính xác cụm từ
Nếu tìm kiếm cụm từ “nghiên cứu khoa học” (không có dấu“ ”), người tìm sẽ được trả về hầu hết các trang chuyên về khoa học hay thời sự và các từ trong cụm từ trên xuất hiện rải rác trong các trang kết quả. Google tìm kiếm chính xác cụm từ trên bằng cách dùng cặp dấu “ ”. Do đó, nếu google vào hộp tìm kiếm “nghiên cứu khoa học”, sẽ ra ngay ít nhất  các thông tin có chứa cụm từ “nghiên cứu khoa học”.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH


1. Sự cần thiết của nghiên cứu định tính
Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Để làm được điều đó nhà nghiên cứu phải xác định “nguồn” nơi có thể thu thập được số liệu thích hợp. Một khi nguồn đã được xác định, nhà nghiên cứu phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch được số liệu tốt nhất. Trong trường hợp lý tưởng, nhà nghiên cứu phải sử dụng bất kỳ phương pháp thích hợp mà nhờ đó thu thập được số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộc vào loại số liệu cần được thu thập. Khi nào cần thông tin định lượng thì các phương pháp định lượng là thích hợp nhất. Nếu số liệu cần thu thập là định tính thì nhà nghiên cứu cần phải sử dụng các phương pháp định tính.

HÌNH THỨC, BÚT PHÁP THỂ HIỆN MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC


Khi xem xét, đánh giá về một công trình khoa học, bên cạnh giá trị về nội dung, tư tưởng và tư liệu, còn cần chú ý tới giá trị về hình thức và văn phong trình bày, diễn đạt. Người xưa từng nói: “Văn dĩ tải đạo”. Những ý tưởng, những luận điểm, những nội dung khoa học chứa đựng trong mỗi công trình (tác phẩm), nếu không tìm ra một hình thức trình bày, không sử dụng một văn phong biểu đạt phù hợp thì giá trị công trình (tác phẩm), vì thế, có thể sẽ bị giảm đi đáng kể.
        1. Yêu cầu về hình thức của một công trình khoa học  
Thông thường, hình thức thể hiện một công trình khoa học phải đáp ứng được yêu cầu: hình thức phải đảm bảo tối ưu cho việc trình bày rõ ràng, đầy đủ toàn bộ các vấn đề thuộc về nội dung của  công trình. Muốn thế, điều có ý nghĩa quyết định đầu tiên là kết cấu (bố cục), tức là cấu trúc của công trình. Kết cấu đó phải gọn, rõ, logíc, ôm trùm và chuyển tải được toàn bộ nội dung mà công trình có nhiệm vụ đề cập, giải quyết. Về “ngoại hình”, mỗi công trình khoa học được trình bày (tổ chức) theo một kiểu cách tạm gọi là “mô hình” như sau:

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

“KHÁI NIỆM, PHÁN ĐOÁN, SUY LUẬN, THUẬT NGỮ” TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



Khái niệm
Khái niệm là một trong số những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong sách báo khoa học. Khi sử dụng thuật ngữ khái niệm, người nghiên cứu cần phải hiểu "Khái niệm là gì?”. Câu hỏi “Khái niệm là gì?” trước hết là câu hỏi (vấn đề) của triết học. Vấn đề triết học này tuy đã được đặt ra và phân tích trong các sách giáo khoa về logic học, lý luận nhận thức, phép biện chứng, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Khái niệm là sản phẩm cao nhất của nhận thức, bởi vì khái niệm là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của các hiện tượng (đối tượng), có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với các đối tượng ấy.

TRIỂN KHAI MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC (Qua ví dụ của Luận văn, luận án)



1. Chọn  đề tài
- Nên làm công tác tư liệu trước khi chọn đề tài, vì có thể quyết định giới hạn đề tài và chọn hướng nghiên cứu sau khi đã nắm vững có bao nhiêu tài liệu thích ứng, có bao nhiêu hướng nghiên cứu trước đây về cùng một chủ đề; trên cơ sở đó xác định nghiên cứu của mình có gì mới, có đóng góp gì cho học thuật, có gì khác biệt, không trùng lắp với những người đã đi trước. Điều này đặc biệt có lợi cho đối với luận văn, luận án, vì nguyên tắc đầu tiên đối với luận văn, luận án là không được trùng lặp với các luận văn, luận án đã được xác định, đã được bảo vệ, hoặc các công trình đã công bố.
 - Trước khi chọn đề tài, nên chọn hướng nghiên cứu. Ví dụ đối với Triết học: NDVBC; CNDVLS; lịch sử triệt học…Đối với Lịch sử Đảng: Lĩnh vực đối ngoại, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cải cách ruộng đất…

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận.Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận.
Trên thực tế, có nhiều loại thế giới quan và triết học là thế giới quan, mọi triết học đều là thế giới quan. Dĩ nhiên, đó có thể là thế giới quan khoa học hoặc không khoa học.

CÁCH VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Viết một bài báo tốt là một việc làm không đơn giản chút nào, nếu không muốn nói là phức tạp. Nó đòi hỏi người viết phải vắt óc suy nghĩ. Viết cần phải có thời gian và phải có ý tưởng khoa học và sáng tạo.
1. Mục đích viết bài và  yêu cầu về bài báo
- Viết nhằm giải quyết, truyền đạt một thông điệp khoa học nào đó.
- Được độc giả hưởng ứng
- Nội dung bài báo rõ ràng, chính xác và súc tích (vì hiện nay lượng ấn phẩm lớn, thông tin nhiều, độc giả hay chọn đọc theo thương hiệu).

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI BÁO KHOA HỌC NGÀNH LỊCH SỬ

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là bản báo cáo về một công trình nghiên cứu, mà còn là một đóng góp cho kho tàng tri thức chung. Khoa học tiến bộ một phần lớn nhờ vào thông tin từ những bài báo khoa học. Nếu một công trình nghiên cứu đã hoàn tất mà kết quả không được công bố, thì người nghiên cứu có thể xem như chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Viết một bài báo chất lượng là một công việc không hề đơn giản, nếu không muốn nói là phức tạp, đòi hỏi người viết phải vắt óc suy nghĩ, đầu tư trí lực, tâm sức. Đây là một loại hình lao động hết sức nặng nhọc, vì ngoài việc có ý tưởng khoa học sáng tạo, cần có kỹ năng nghiên cứu, trình bày và thời gian triển khai – đó là những nỗ lực to lớn, bền bỉ trên quãng đường trường đầy chông gai, thậm chí không hiếm thất bại.

NHẬN THỨC LỊCH SỬ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Thực hiện công trình nghiên cứu, nhà sử học hướng tới việc dựng lại một cách chân thực, khoa học bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của quá trình lịch sử, tìm kiếm mối liên quan hệ thống giữa các sự kiện; khám phá, diễn dịch những quy luật của quá trình lịch sử. Như vậy, làm việc một cách cẩn trọng với nguồn sử liệu, tuân thủ nguyên tắc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả các phương pháp khoa học, nhà sử học nhằm tới đích là nhận thức lịch sử khách quan, khoa học, toàn diện. Song nhà sử học có thực sự đạt tới đích đó được không? Bài viết tập trung làm rõ nội dung, tính đặc thù của nhận thức lịch sử, chỉ ra các yếu tố quy đính tính chân thực, khách quan của nhận thức lịch sử, khẳng định sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu một cách chặt chẽ, tính trách nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp cao ở nhà sử học nhằm mục đích tiệm cận chân lý lịch sử.

PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH - PHÊ KHẢO SỬ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ (Qua nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ hiện đại)

GS.TS. Nguyễn Văn Khánh,TS.Nguyễn Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Để lịch sử thực sự trở thành khoa học, đòi hỏi phải xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu. Lịch sử là khoa học khi nó dựa trên những tri thức đầy đủ, toàn diện, hệ thống. Những tri thức này có được khi nhà sử học xác định được độ tin cậy, tính chân thực của tư liệu lịch sử, kiểm tra nó một cách kỹ càng thông qua việc phân tích và đưa ra kết luận tổng quát. Phương pháp phân tích - phê khảo sử liệu ra đời là nhằm thực hiện những mục tiêu đó và được coi như một trong những phương pháp mang tính tiền đề trong mọi công trình nghiên cứu lịch sử, mà thiếu nó, tính khách quan, khoa học, cũng như kết quả của công trình sẽ chịu sự hạn chế nhất định. Phương pháp này càng được tiến hành cẩn trọng bao nhiêu, thì tri thức lịch sử thu nhận được càng gần tới chân lý lịch sử bấy nhiêu, đặc biệt là khi nghiên cứu những vấn đề tranh luận, có độ “nhạy cảm” cao.